Bất động sản công nghiệp hiện đang bước vào giai đoạn “bứt tốc”, khi những nhân tố như xu hướng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, nhiều dự án đã nhanh chóng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cùng với đó là xu hướng đầu tư bất động sản xanh đang được chú trọng hơn trước.
Theo đó, năm 2022, phân khúc bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đã ghi nhận khá nhiều tín hiệu tích cực khi mở cửa trở lại các đường bay quốc tế hồi giữa năm nay. Thế nên, hàng loạt dự án nhanh chóng thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài tìm về, xu hướng đầu tư bất động sản xanh cũng đang được chú trọng hơn so với trước đây.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Vafie) cho biết, hiện tại đang có hai xu hướng dịch chuyển dòng đầu tư nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc: Thứ nhất, xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển về thị trường nội địa và thứ hai là nhà đầu tư dịch chuyển sang một nước thứ ba khác. Như vậy, nếu không xét về sự chuyển dịch đầu tư về thị trường nội địa và đối với xu hướng dịch chuyển đầu tư sang nước khác, Việt Nam cũng đang đứng trước những áp lực cạnh tranh rất lớn trong “cuộc đua” này. Theo Phó chủ tịch Vafie, bên cạnh các lợi thế của nước ta đã được đề cập ở trên, Việt Nam là nước có khá nhiều điểm hạn chế về cạnh tranh so với một số nước khác trong khu vực, trong đó, có 2 đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất cũng là “điểm sáng” trong thu hút dòng vốn dịch chuyển như nói trên là Indonesia và Ấn Độ.
Ông Toàn phân tích, đất nước Ấn Độ được xem là một thị trường lớn hơn Việt Nam rất nhiều, khi sở hữu 1,3 tỷ dân, quy mô kinh tế của nước này cũng lớn hơn chúng ta. Ngoài ra, nguồn nhân lực của Ấn Độ cũng có trình độ cao hơn, nhất là trình độ kỹ sư công nghiệp của nước này thuộc tốp đầu thế giới…
Đặc biệt nhất, là việc Chính phủ nước này đã tích cực tiếp xúc với hàng nghìn công ty của Mỹ, đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút quá trình dịch chuyển nhà máy của họ. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng chuẩn bị cơ sở hạ tầng và quỹ đất để mời doanh nghiệp nước ngoài về đầu tư. Tương tự ông Toàn cho hay, Indonesia cũng là một nước có quy mô thị trường lớn hơn khoảng 3 lần so với Việt Nam, lực lượng lao động của họ cũng cạnh tranh hơn, nhất là trình độ ngoại ngữ tốt hơn…
Theo vị này, Việt Nam vẫn là quốc gia có nhiều cơ hội hiện hữu, nhưng cũng đang phải đối mặt với một số đối thủ trong cuộc đua đón sóng rút nhà máy sản xuất khỏi thị trường Trung Quốc. Vì vậy, nếu muốn giành được ưu thế, Việt Nam cần hành động một cách mạnh mẽ và nhanh chóng hơn.
Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách Zero Covid và những bất ổn từ địa chính trị tại khu vực châu Âu, Việt Nam với nhiều nhân tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội được xem là điểm đến khá hấp dẫn đối với một số nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ổn định kinh tế, chính trị cùng sự phục hồi nhanh sau đại dịch, được xem là yếu tố then chốt, quyết định mức độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với, các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong đó, GDP trong 9 tháng năm nay tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ số về giá tiêu dùng (CPI) cũng tăng hơn 2,70%, vấn đề kiểm soát lạm phát khá tốt, chỉ tăng nhẹ gần 1,90%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đẩy mạnh phát triển hạ tầng, tham gia tích cực các hiệp định thương mại, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta đang tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thu hút người lao động nhờ vào các Nghị định liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp. Qua đó, tận dụng tối đa ưu thế vốn có của lực lượng lao động dồi dào trong nước.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đến cuối tháng 9 năm 2021, cả nước có tới trên 562 khu công nghiệp nằm trong diện Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng hơn 210.000 ha, tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Theo đó, Các khu công nghiệp Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp từ trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với việc phát triển công nghiệp và kinh tế, chính sách khí hậu và vấn đề môi trường cũng rất được Chính phủ quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần vào việc phát triển nhanh và bền vững. Cùng đó, để xanh hóa nền kinh tế, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ được xác định như một giải pháp trọng tâm, trong đó đặc biệt là chú trọng vào phát triển công nghệ cao và các dự án năng lượng tái tạo. Những yếu tố về phát triển bền vững đang được nhiều nhà phát triển bất động sản công nghiệp và khách hàng quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu chung trên toàn cầu.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia, Phùng Thanh Loan, Quản lý Cấp cao bất động sản Công nghiệp, CBRE Việt Nam nói rằng: “Như Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố, trung bình mỗi năm Việt Nam đón từ 70% đến 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo hay tập trung tại khu công nghiệp và khu kinh tế. Trong khi đó, theo thống kê của CBRE Việt Nam, nhiều ngành công nghiệp điện tử, logistics và năng lượng mặt trời đang dẫn đầu nhu cầu về đất cũng như kho xưởng công nghiệp tại khu vực phía Bắc. Có thể thấy, đây là một trong những tiềm năng lớn với các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay”.
Theo bà Phùng Thanh Loan, hiện các chủ đầu tư nhà máy công nghệ cao đang rất quan tâm đến những vấn đề đầu tư mới, mở rộng cũng như vận hành nhà máy với các xu hướng xây dựng công nghiệp hay những giải pháp tối ưu hóa nhà máy, quản lý quá trình xây dựng phải dựa trên việc áp dụng một số công nghệ tiên tiến và hiện đại.