Theo những chuyên gia của MAF một số ngành được quan tâm và M&A nhiều nhất là hướng đến thị trường hơn 95 triệu dân của Việt Nam. Trong đó ngành bất động sản chỉ đứng thứ 2 trong các thương vụ M&A những năm qua chiếm 27%
Lý do M&A bất động sản tại Việt Nam tiếp tục tăng là gì?
Trong năm nay và những năm tới thị trường M&A Bất Động Sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi những lý do sau:
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp M&A trong nước diễn ra thành công trên thị trường tạo động lực cho thị trường bất động sản.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của những đơn vị tư nhân trong ngành bất động sản.
Sự quan tâm của những nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường bất động sản của Việt Nam.
Có thể thấy rằng các con số về M&A nói trên cho thấy một thị trường sôi động sẽ diễn ra trong những năm tới đây. Đồng thời những đặc điểm riêng của M&A bất động sản tại Việt Nam các thương vụ M&A cũng cho thấy những thông tin về khu vực đầu tư hấp dẫn. Nếu là một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp sẽ không thể bỏ qua các thông tin về những thương vụ M&A.
Điểm lợi của hoạt động M&A bất động sản
Thị trường BĐS Việt Nam đang rất nóng và thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi mà tốc độ tăng trưởng dân số và đô thị hoá cao.
Chính sách pháp luật Việt Nam về đầu tư và kinh doanh BĐS vô cùng cởi mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như là điều kiện, thủ tục để thực hiện đăng ký đầu tư kinh doanh tại Việt Nam vô cùng đơn giản không rườm rà hay có quy định gây khó dễ cho các nhà đầu tư.
Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định và đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô cao.
Khó khăn, rào cản của hoạt động M&A bất động sản
Tính minh bạch còn thấp và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung khi mà các nhà đầu tư không biết rõ các thông tin cụ thể của bên đối tác muốn hợp tác kinh doanh.
Rào cản về pháp lý: một giao dịch mua bán và sáp nhập ở Việt Nam của đối tác nước ngoài phải chịu sự chi phối của 7 luật khác nhau: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật môi trường, Luật mua bán tài sản, Luật nhà đất; chưa kể đến những thông tư nghị định có thể ban hành bất cứ lúc nào và thời gian để hoàn tất, thông qua các thủ tục pháp lý phải mất hơn 2 năm. Hơn nữa mới chỉ quy định chung chung, chưa có hệ thống chi tiết. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A.
Khoảng cách giữa mức giá đề ra từ bên bán và mức giá mong muốn của bên mua thường xuất hiện nhiều sai lệch khiến cho việc đàm phán bị kéo dài gây ra việc hai bên không đi đến được thoả thuận cuối cùng.
Theo chuyên gia, để có một thương vụ M&A dự án địa ốc thành công, điều đầu tiên, bên bán phải vượt qua tâm lý “bán là thất bại”. Thứ hai, bên bán dự án cần chuẩn bị một hồ sơ pháp lý dự án rõ ràng và minh bạch. Thứ ba, xác định mức giá chào bán hợp lý.
Đa phần các thương vụ M&A trong ngành bất động sản là mua lại đất hoặc các dự án mới được cấp phép để phát triển, con số này chiếm tới 80 – 90% tổng lượng giao dịch trên thị trường.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
WESTERN HOMES – Tư Vấn Chiến lược Phát triển Kinh doanh Bất Động Sản