Theo Vietnamnet, báo cáo thị trường vốn đầu tư của Cushman & Wakefield Việt Nam trong quý I/2022 cho thấy, tổng lượng giao dịch M&A bất động sản trên toàn quốc đạt tới 900 triệu USD. Đây là con số không nhỏ, cao hơn 10% so với kết quả giao dịch của cả năm 2019, và chỉ thấp hơn gần 10% so với chung cả hai năm 2017 và 2018, là giai đoạn trước khi đại dịch Covid – 19 xảy ra.
Đây là diễn biến đã phản ánh một phần hiện thực của xu hướng dòng vốn. Chẳng hạn, khi chứng khoán có những biến động tiêu cực thì các nhà đầu tư tài chính lại chuyển sang thị trường bất động sản để tìm kiếm bến đỗ an toàn hơn.
Đối với những dòng vốn mỏng, ngắn hạn thường di chuyển tới thị trường chứng khoán, ngoại tệ hay vàng vì đây là các kênh đầu tư có tính linh hoạt cao. Còn các nhà đầu tư có dòng vốn lớn thường sẽ “chia trứng vào nhiều rổ” và chắc chắn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của bất động sản với tỷ suất lợi nhuận cao, không có biến động theo ngày hay theo phiên và luôn được xem là một “căn hầm trú ẩn” an toàn của dòng tiền.
Nếu như trước đây, việc đầu tư bất động sản chỉ được biết tới với 3 giá trị là kênh trú ẩn tài sản, nơi đầu tư có lợi nhuận cao và nơi để sinh sống thì sau khi dịch bệnh Covid – 19 diễn ra, nhiều người đã thay đổi quan niệm này và xuất hiện trào lưu “bỏ phố về rừng” để sống trong môi trường an toàn hơn. Cũng từ đó, một loại hình bất động sản mới xuất hiện và đón nhận là “sóng” đầu tư ngày càng lan rộng chính là các vùng đất sinh thái ở xa trung tâm.
Bên cạnh đó là phát triển xu hướng second home (ngôi nhà thứ hai) ở hầu hết các loại hình nhà ở như biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố, căn hộ nằm ở các địa phương vùng ven. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, hai loại hình bất động sản kể trên đang bắt đầu dẫn dắt thị trường trong bối cảnh nguồn cung nhà ở đô thị vẫn chưa xuất hiện nhiều điểm sáng.
Trong khi đó, nếu các nhà đầu tư muốn đi theo xu hướng đất sinh thái hay biệt thự nghỉ dưỡng thì cũng phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn. Bởi, trong hai năm Covid – 19, làn sóng đầu tư vào các địa danh du lịch đã phát triển dưới nhiều hình thức hơn như farmstay, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái,… Tuy nhiên, trên thực tế, vào thời điểm trước đại dịch diễn ra thì xu hướng này đã bắt đầu giảm và giảm mạnh hơn ở thời điểm này.
Ngoài lý do không thể “bắt sóng” thị trường thì nhiều nhà đầu tư nghỉ dưỡng đang chỉ tập trung vào dự án mà cố tình quên đi những tiêu chí như: Chủ đầu tư dự án là ai, định hướng phát triển dự án có khả quan hay không, tiềm năng có thể phát triển du lịch – kinh tế trong vùng,… Hơn nữa, nhà đầu tư cũng không tìm hiểu kỹ về quy hoạch hiện tại – tương lai, cơ sở hạ tầng xung quanh, liên kết vùng và chưa đánh giá đúng nguồn cung – cầu… những điều này đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhà đầu tư có thể “sập bẫy” bất kỳ lúc nào.
Đối với thị trường bất động sản luôn phải ưu tiên tính minh bạch của sản phẩm, bởi đây là loại hình kinh doanh đặc thù và là tài sản có giá trị rất lớn, được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố pháp lý khác nhau. Do đó, với những dự án có đầy đủ giấy tờ pháp lý, chủ đầu tư uy tín, có năng lực, nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo được chất lượng và giai đoạn vận hành sản phẩm.
Sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng thường phải đi kèm các dịch vụ, tiện ích phong phú, đa dạng thì mới tạo được sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Qua đó, các dự án này mới đảm bảo được tỷ lệ lấp đầy phòng duy trì ở mức cao hàng năm, mang tới lợi nhuận cho nhà đầu tư; Khả năng xoay vòng vốn và sinh lợi cao sẽ tạo khả năng thanh khoản tốt cho các sản phẩm.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong năm 2022, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới khả năng thanh khoản của sản phẩm, tránh tình trạng chạy theo xu hướng, lướt sóng. Bởi, không phải cứ nơi nào tạo sốt là có thể xuống tiền mua bất chấp trong khi thực tế hạ tầng giao thông – hạ tầng xã hội xung quanh chưa hoàn thiện, còn tiềm năng nghỉ dưỡng thì không thể mua hay bán được.
Thay vào đó, phải hướng đến các sản phẩm bất động sản có thể tạo ra giá trị tăng trưởng trong dài hạn nhờ khả năng khai thác, đa dạng hóa quá trình đầu tư. Giá trị khai thác này có thể là giá trị về nghỉ dưỡng, giá trị kinh doanh, giá trị sức khỏe, hay giá trị về tinh thần,… được tạo ra bởi sản phẩm.
Trước đó, nhờ những tín hiệu tốt trên thị trường và việc mở lại hoạt động của các đường bay quốc tế đã giúp những thành phố đang phát triển du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc,… khôi phục nhanh chóng và đang có những bước tiến mạnh mẽ hơn. Trong đó, “thủ phủ resort” Cam Ranh (Khánh Hòa) trong thời điểm này đang khá nổi bật với dự án mới là quần thể nghỉ dưỡng KN Paradise – Một trong số ít dự án có quy mô lớn gần 800ha được quy hoạch bài bản, đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện về một môi trường du lịch, nghỉ dưỡng. Không chỉ vậy, Cam Ranh đã có đầy đủ các yếu tố cốt lõi về cơ sở hạ tầng đồng bộ, các tuyến giao thông kết nối thuận lợi và các dự án bất động sản được đầu tư bởi những doanh nghiệp uy tín. Qua đó tạo nên một thành phố nghỉ dưỡng quốc tế và hướng tới trở thành điểm đến toàn cầu.