Cùng với kinh tế, xã hội phát triển, thủ đô Hà Nội cũng khoác lên mình những diện mạo mới với hàng loạt chung cư, toà nhà cao tầng mọc lên, diện tích mở rộng ra các khu vực xung quanh.
Nhưng đâu đó ở giữa lòng Hà Nội, các căn nhà vẫn giữ lại nét dấu ấn kiến trúc đặc biệt từ thời Pháp thuộc.
Sau khi Pháp chiếm Hà Nội lần thứ 2 (1882), cảnh quan đô thị Hà Nội được thay đổi.
Đặc biệt, quy hoạch Hà Nội được tiến hành mạnh mẽ khi hòa ước Harmand (1883) và
Patennotrê (1884) được ký kết, triều đình Huế chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp.
Với mong muốn biến Hà Nội trở thành một thành phố châu Âu, quy hoạch đường phố
Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc có nhiều dấu ấn và điểm nhấn. Các quy hoạch này vẫn còn
nhiều được lưu giữ và sử dụng đến ngày nay.
Khi bắt đầu xây dựng Hà Nội, thực dân Pháp chú trọng vào việc cải tạo, mở rộng và
mở thêm nhiều con phố, đặc biệt là những con phố trung tâm, nay được biết đến với
tên “36 phố phường”.
Trục đường nối Tràng Thi và Hoàng thành cũ – nơi đặt trụ sở của bộ máy chỉ huy quân
sự là con đường đầu tiên được mở. Các phố Tràng Tiền, Hàng Khay nằm trên trục
đường này đã được chính quyền thực dân chú trọng đầu tư ngay từ những năm 1884 –
1886, và đã trở thành trục trung tâm thương nghiệp và dịch vụ, mở đầu thời kỳ xây
dựng khu phố Pháp ở Hà Nội.
Năm 1886, toàn bộ nhà cũ bị phá bỏ. Các con phố cũ được mở rộng, rải nhựa đường.
Cửa hiệu buôn bán và dịch vụ mở ra ở hai bên mặt phố. Các phố Hàng Trống, Bà
Triệu, Hàng Bài ngày nay được mở mới. Đây là hệ thống đường phố đầu tiên được đầu
tư kỹ lưỡng ở Hà Nội, cũng là cơ sở cho sự phát triển khu trung tâm hành chính sau
này. Các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ngày nay được phát triển
tiếp theo sau đó.
Điểm cần nhắc đến trong việc quy hoạch đường phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc là quy
hoạch đô thị theo mô hình hiện đại ô bàn cờ. Đây là mô hình quy hoạch được sử dụng
rộng rãi trên thế giới. Mô hình này được ưa chuộng vì tính thuận tiện của nó. Quy
hoạch bàn cờ giúp các con đường ở Hà Nội thông nhau, cư dân dễ dàng định vị vị trí
của mình, giúp việc tìm đường dễ dàng và tính chính xác khoảng cách điểm đến cần đi.
Giao thông của Hà Nội sau theo quy hoạch ô bàn cờ cũng thuận lợi hơn, giảm thiểu
tình trạng các con phố ngoằng nghèo nhiều ngõ cụt so với thời kỳ trước đó.
Những can thiệp về việc quy hoạch đường phố của người Pháp đã làm thay đổi toàn
bộ đường xá và giao thông của Hà Nội xưa. Các tuyến đường rộng rãi, vuông góc, tạo
thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho người dân. Nhờ có giao thông phát triển,
các cửa hiệu, cửa hàng buôn bán, dịch vụ cũng bắt đầu được xây dựng ở hai bên
đường phố. Đô thị Hà Nội bắt đầu phát triển và sầm uất hơn.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
WESTERN HOMES – Tư Vấn Chiến lược Phát triển Kinh doanh Bất Động Sản
Hotline: 094 345 25 75